Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng (Dàn ý + 13 Mẫu) Viết đoạn văn về lòng tự trọng

Văn bản mẫu lớp 12: Viết đoạn văn về lòng tự trọng bao gồm 13 đoạn văn mẫu rất hay kèm theo gợi ý cách viết để đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi. Qua bài văn mẫu này không chỉ giúp các bạn có nhiều nguồn tư liệu học tập mà còn hiểu được ý nghĩa và vai trò của lòng tự trọng.

Lòng tự trọng có vai trò rất quan trọng giúp mỗi người nhận biết đúng sai và nhận thấy những điểm chưa hoàn thiện. Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong từng cá nhân. Dưới đây là TOP 13 đoạn văn về lòng tự trọng hay nhất mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra, các bạn cũng có thể xem thêm một số đoạn văn khác như: đoạn văn viết về vai trò của thiên nhiên, đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước.

Viết đoạn văn về lòng tự trọng siêu hay

  • Dản ý viết đoạn văn về lòng tự trọng
  • Viết đoạn văn về lòng tự trọng
  • Đoạn văn về lòng tự trọng
  • Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng

Dản ý viết đoạn văn về lòng tự trọng

I. Mở đoạn

– Dẫn dắt vấn đề: Mỗi người không hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách

II. Thân đoạn

1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?

– Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn

– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

  • Tự trọng giúp mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, nhận ra những điểm chưa hoàn thiện
  • Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
  • Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn

2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng

  • Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi trọng chép ghép, gian lận
  • Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn
  • Tự trọng là khi nhận ra sai sót của mình và lắng nghe những ý kiến để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành và cởi mở

3. Bàn luận mở rộng

– Bên cạnh những người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

  • Làm những việc trái đạo lý, vô lương tâm
  • Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
  • Học sinh vô lễ với thầy cô

III. Kết đoạn

– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần phải có để hoàn thiện bản thân

Viết đoạn văn về lòng tự trọng

Đoạn văn mẫu 1

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách. Để vượt qua những khó khăn ấy và tiến xa trên con đường của chúng ta, chúng ta cần phải rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để đối mặt và vượt qua. Một trong những phẩm chất đó chính là lòng tự trọng. Tự trọng là ý thức về hình ảnh của chính mình, tự coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân. Mỗi người sẽ có những giá trị riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân. Khi chúng ta nhận thức và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa lợi thế và phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng tích cực. Người có lòng tự trọng sẽ biết nhìn nhận đúng cái sai, nhìn ra những điểm mạnh và yếu của bản thân, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Họ có đủ tự tin và kiên nhẫn để đối mặt với khó khăn, không bị lùi bước bởi mọi thách thức. Những người có lòng tự trọng sẽ đặt mục tiêu cho bản thân và dành thời gian và công sức để đạt được mục tiêu đó. Họ không công nhận sự thất bại và luôn cố gắng hướng tiến đến sự thành công. Đồng thời, người có lòng tự trọng sẽ có tinh thần lạc quan, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và tự tin trong khả năng vượt qua chúng. Tự trọng cũng là nguồn cảm hứng để chúng ta phấn đấu, rèn luyện và phát huy tiềm năng của mình. Chính lòng tự trọng khiến ta tự hào về những gì mình đã đạt được và thúc đẩy ta tiến xa hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại những người thiếu tự trọng hoặc có lòng tự trọng quá cao. Những người này không nhận ra giá trị của bản thân và xem thường người khác. Họ làm những hành động không đúng đắn và gây hại cho mình và người khác. Chúng ta cần nhìn ra những hành vi đó và thay đổi để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đoạn văn mẫu 2

Mỗi con người sinh ra đều có đặc điểm, cá tính và sứ mệnh riêng của mình. Không ai giống nhau, chính vì thế, chúng ta hãy hiểu được giá trị của bản thân mình và phát huy những thế mạnh của bản thân. Lòng tự trọng sẽ là đức tính căn bản và cần thiết để mỗi con người thực hiện điều đó. Tự trọng là ý thức coi trọng giá trị, đức hạnh, phẩm chất, danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân. Người có lòng tự trọng biết yêu thương bản thân và biết trân trọng bảo vệ chính mình, không để phép bất kỳ ai xâm hại đến giá trị và danh dự của mình. Tự trọng không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội. Một xã hội mạnh mẽ và khỏe mạnh yêu cầu các cá nhân trong đó có lòng tự trọng và biết tôn trọng bản thân cũng như người khác. Hơn nữa, lòng tự trọng còn giúp con người nhận biết đúng sai và biết cách thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người và xã hội. Nhưng không phải ai cũng có nhận thức và ý thức đúng về lòng tự trọng, còn những người không biết giá trị của bản thân và tự hạ thấp mình để đạt được lợi ích cá nhân. Những hành vi đó thực sự gây hại cho cuộc sống của mỗi người và phá vỡ sự tôn trọng của xã hội. Tự trọng là một phẩm chất có giá trị và cần phải được rèn luyện và phát triển thông qua việc học tập và liên tục tự cải thiện bản thân. Hãy coi trọng và đánh giá đúng mức giá trị của bản thân mình để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Đoạn văn mẫu 3

Tự trọng là nhận thức giá trị và phẩm chất của bản thân mình. Nó là khả năng tự coi trọng danh dự và phẩm giá của chính mình và không để người khác xam phạm đến giá trị ấy. Tự trọng có vai trò quan trọng trong việc xác định nhân cách và hành động của mỗi con người. Những người tự trọng biết giá trị của chính mình và luôn tôn trọng bản thân. Họ biết cách sống một cuộc sống có ý nghĩa, biết lo lắng cho sự phát triển của chính mình cũng như người xung quanh. Một người có lòng tự trọng sẽ thể hiện sự tự tin, kiên nhẫn và sẵn lòng tìm hiểu và phát triển mình. Họ không đánh giá những người khác một cách tiêu cực và luôn tôn trọng sự khác biệt. Tự trọng cũng là yếu tố quan trọng trong quan hệ xã hội. Khi mỗi người có lòng tự trọng, chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội tôn trọng và chân thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có lòng tự trọng. Có những người vì lợi ích bản thân mà tự hạ thấp mình và đánh mất lòng tự trọng. Điều này thường xảy ra khi một người không nhận ra giá trị của chính mình. Họ thường bi quan và mất lòng tự tin. Chúng ta nên nhìn nhận giá trị của bản thân mình và biết tự tôn trọng để có thể phát triển và thành công trong cuộc sống.

Đoạn văn mẫu 4

Giá trị của một người không phải chỉ được thể hiện bên ngoài, mà nó được xác định bởi lòng tự trọng của người đó. Lòng tự trọng là khả năng coi trọng và giữ gìn phẩm cách, gia đình, danh dự của bản thân. Người có lòng tự trọng biết yêu thương và tôn trọng bản thân, cũng như biết đánh giá đúng đắn giá trị của chính mình. Họ luôn tự hào về những gì mình đã đạt được và sẵn lòng tiếp tục vươn lên. Lòng tự trọng còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội. Những người có lòng tự trọng luôn biết cách tôn trọng và đối xử lịch sự với người khác. Họ biết nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, cũng như tỏ ra chân thành và quan tâm đến người khác. Hơn nữa, lòng tự trọng còn giúp con người nhận biết đúng sai và biết cách đối xử lịch sự với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giá trị của bản thân mình và tự trọng về nó. Những người thiếu tự trọng thường không nhận ra giá trị của chính mình và không biết cách tôn trọng bản thân. Họ thường tự hạ thấp mình và không được người khác tôn trọng. Điều này gây ra sự mất cân đối trong mối quan hệ xã hội và gây ra mau chóng-đèn đỏ hậu quả không tốt cho người đó và xã hội nói chung. Tự trọng là một phẩm chất quý giá và mỗi người cần phải có lòng tự trọng để sống một cuộc sống tốt đẹp và xứng đáng.

Đoạn văn về lòng tự trọng

Đoạn văn mẫu 1

Chúng ta ai cũng cố gắng để hoàn thiện bản thân và tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân. Khi chúng ta có được những giá trị đó, ta cần có thêm lòng tự trọng. Tự trọng là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng vẫn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Bên

Related Posts