Cách Xét Tính Đơn Điệu Của Hàm Số: Lý Thuyết & Bài Tập Trắc Nghiệm

Các kiến thức về tính đơn điệu của hàm số đã được giới thiệu trong các bài học trước đây, tuy nhiên trong chương trình Toán 12, kiến thức này sẽ xuất hiện ở những dạng toán phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh có kiến thức vững về hàm số. Kiến thức này cũng thường xuyên xuất hiện trong quá trình ôn thi toán tốt nghiệp THPT QG trong những năm gần đây, vì vậy hiểu rõ dạng bài này là rất quan trọng để dễ dàng “ăn điểm” trong kỳ thi. Cùng VUIHOC tìm hiểu để dễ dàng giải các dạng bài tập về xét tính đơn điệu của hàm số nhé!

1. Lý thuyết xét tính đơn điệu của hàm số

1.1. Định nghĩa tính đơn điệu của hàm số

Cho hàm số y= f(x) xác định trên K (với K là một khoảng hoặc một đoạn hoặc nửa khoảng).

  • Hàm số y= f(x) là đồng biến (tăng) trên K nếu $forall X_{1},X_{2} in K, X_{1}

  • Hàm số y= f(x) là nghịch biến (giảm) trên K nếu $forall X_{1},X_{2} in K, X_{1}f(X_{2})$.

Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là đơn điệu trên K.

1.2. Các điều kiện cần và đủ để hàm số đơn điệu

a) Điều kiện cần để hàm số đơn điệu:

Giả sử hàm số y= f(x) có đạo hàm trên khoảng K.

  • Nếu hàm số đồng biến trên khoảng K thì f'(x)=0, $forall x in K$ và f'(x)=0 xảy ra tại một số hữu hạn điểm.

  • Nếu hàm số nghịch biến trên khoảng K thì f'(x) < 0, $forall x in K$ và f'(x)=0 xảy ra tại một số hữu hạn điểm.

b) Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu:

Giả sử hàm số y= f(x) có đạo hàm trên khoảng K.

  • Nếu f'(x) > 0, $forall x in K$ thì hàm số đồng biến trên khoảng K

  • Nếu f'(x) < 0, $forall x in K$ thì hàm số nghịch biến trên khoảng K

  • Nếu f'(x) = 0, $forall x in K$ thì hàm số không đổi trên khoảng K

2. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số

2.1. Tìm tập xác định

Để tìm tập xác định của hàm số y= f(x) là tập giá trị của x để biểu thức f(x) có nghĩa ta có:

Nếu P(x) là đa thức thì:

$frac{1}{P(x)}$ có nghĩa $P(x)neq 0$

$frac{1}{sqrt{P(x)}}$ có nghĩa $P(x) > 0$

$sqrt{P(x)}$ có nghĩa $P(x) geq 0$

2.2. Tính đạo hàm

Bảng công thức tính đạo hàm của hàm số cơ bản:

Bảng công thức tính đạo hàm của hàm số cơ bản

2.3. Lập bảng biến thiên

Giả sử ta có hàm số y = f(x) thì:

  • f'(x) < 0 ở đâu thì hàm số sẽ nghịch biến ở đấy.

  • f'(x) > 0 ở đâu thì hàm số sẽ đồng biến ở đấy.

Quy tắc chúng ta sẽ là:

  • Ta tính f'(x), sau đó giải phương trình f'(x) = 0 tìm nghiệm.

  • Lập bảng xét dấu f'(x).

  • Sau đó dựa vào bảng xét dấu và kết luận

Minh họa về bảng biến thiên hàm số

2.4. Kết luận khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số

Đây là bước quan trọng, ở bước này chúng ta sẽ kết luận được sự đồng biến nghịch biến của hàm số trên khoảng nào. Để hiểu rõ hơn thì cùng tham khảo những ví dụ dưới đây nhé!

Ví dụ: Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số: $y=frac{1}{3}x^{3}-3x^{2}+8x-2$

Giải:

Tập xác định: D = R, $y’= x^{2}-6x^{2}+8$, y’= 0

x= 2 hoặc x= 4

Ta có bảng biến thiên:

Dạng bài khảo sát tính đơn điệu của hàm số

Kết luận hàm số đồng biến trên khoảng $(-infty ; 2)$ và $(4;+infty )$, nghịch biến trên khoảng (2;4)

Bảng biến thiên tính đơn điệu của hàm số

3. Giải các dạng bài tập về tính đơn điệu của hàm số

3.1. Xét tính đơn điệu của hàm số chứa tham số m

* Hàm số đồng biến, nghịch biến trên TẬP XÁC ĐỊNH

Phương pháp:

  • Đối với hàm đa thức bậc ba: $y=f(x)=ax^{3}+bx^{2}+cx+d$; $(aneq 0)$.

Tính $f'(x)=3ax^{2}+2bx+c$, khi đó

  • Hàm đa thức bậc ba y=f(x) đồng biến trên R $Leftrightarrow alpha >0$ và $triangle ‘

  • Hàm đa thức bậc ba y=f(x) nghịch biến trên R $Leftrightarrow alpha <0$ và $triangle '

  • Đối với hàm phân thức bậc nhất: $y=frac{ax+b}{cx+d}$

Tính $y’=frac{ad-bc}{(cx+d)^{2}}$ khi đó:

  • Hàm số đồng biến trên các khoảng xác định khi $y’>0$ hay $(ad-bc)>0$

  • Hàm số nghịch biến trên các khoảng xác định khi $y’<0$ hay $(ad-bc)<0$

Ví dụ: Cho hàm số: $f(x)=x^{3}-3mx^{2}+3(2m-1)x+1$. Xác định m để hàm số đồng biến trên tập xác định.

Lời giải:

  • Tập xác định: D = R

  • Tính $f'(x)=3x^{2}-6mx+3(2m-1)$

Đặt $g(x) = 3x^{2}-6mx+3(2m-1)$ có a = 3; b = -6m; c= 3(2m-1);

Để hàm số đồng biến trên tập xác định khi và chỉ khi:

$alpha >0$ và $triangle ‘=9(m-1)^{2}leq 0$

$Leftrightarrow m = 1$

Kết luận: Vậy với m = 1 thì hàm số đồng biến trên tập xác định D = R

* Hàm số đồng biến, nghịch biến trên KHOẢNG CHỌN TRƯỚC

Phương pháp:

  • Bước 1: Kiểm tra tập xác định: Vì bài toán có tham số nên ta cần tìm điều kiện của tham số để hàm số xác định trên khoảng (a;b).

  • Bước 2: Tính f'(x) và tìm điều kiện của tham số để $f'(x)geq 0$ hoặc $f'(x)leq 0$ trên khoảng (a;b) theo yêu cầu bài toán.

Ví dụ: Cho hàm số $f(x)=x^{3}-3x^{2}-3(m+1)x-(m+1)$ (*)

Tìm m để hàm số đồng biến trên $[1;+infty )$.

  • Để hàm số đồng biến trên $[1;+infty )$ thì $f'(x)geq 0$, $forall xin [1;+infty)$.

$Rightarrow 3x^{2}-6x-3(m+1)geq 0$,$forall xin [1;+infty] $

$Rightarrow -2x-m-1geq 0$,$forall xin [1;+infty]$.

$Rightarrow x^{2}-2x-1geq m$,$forall xin [1;+infty]$.

  • Đặt $y(x)=x^{2}-2x-1Rightarrow y'(x)=2x-2$

  • Cho $y’(x)=0 Rightarrow x=1$. Ta có bảng biến thiên sau:

Bảng biến thiên tính đơn điệu của hàm số

Từ bảng biến thiên ta có $y(x)geq m$, $xin [1;+infty]$

Min $[y(x)]= -2 geq m Rightarrow m leq -2$

$xin [1;+infty )$

3.2. Tính đơn điệu của hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối

Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số $y=|f(x)|$

  • f(x) cụ thể cho trước. VD: $|x^{2}- 4x|$

  • f(x) có tham số dạng tách rời. VD: $|x^{3}-m|$

Bước 1: Khảo sát và lập bảng biến thiên của f(x)

Bước 2: Dùng phép suy bảng biến thiên của hàm số |f(x)|

  • Giữ nguyên phần nằm trên y = 0

  • Lấy đối xứng qua y = 0 phần bên dưới

  • Nhìn vào bảng biến thiên của |f(x)| suy ra đồng biến, nghịch biến

Ví dụ:

Tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y=|x^{3}-3x^{2}+m -4|$

Giải:

Xét hàm số: $f(x)= x^{3}-3x^{2}+m -4$

Ta có $f’(x)= 3x^{2}-6x$, f’(x) = 0 x= 0 hoặc x=2

Bảng biến thiên của hàm số f(x)

Vì đồ thị hàm số y=f(x) có được nhờ giữ nguyên phần đồ thị hàm số của y= f(x) ở trục hoành, sau đó lấy đối xứng phần đồ thị ở dưới lên trên qua trục Ox

Nên hàm số y=f(x) đồng biến trên $(3;+infty )Leftrightarrow f(3)geq 0$

$m – 4geq 0 Leftrightarrow m geq 4$

Đăng ký ngay để sở hữu bí kíp nắm trọn kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài đạt 9+ thi Toán THPT Quốc Gia

Bảng biến thiên tính đơn điệu của hàm số

3.3. Xét tính đơn điệu của hàm số trên 1 khoảng

Tìm m để hàm số đồng biến trên [-1;3].

  • Để hàm số nghịch biến trên [-1;3] thì f'(x)

  • $leq 0,forall xin [-1,3]$.

$Rightarrow 3x^{2}-6x-3(m+1)leq 0$,$forall xin [-1,3]$

$Rightarrow -2x-m-1leq 0$,$forall xin [-1,3]$.

$Rightarrow x^{2}-2x-1leq m$,$forall xin [-1,3]$.

  • Đặt $y(x) = x^{2}-2x-1 y'(x)=2x-2$

  • Cho $y’(x) = 0 Rightarrow x=1$. Ta có bảng biến thiên sau:

Từ bảng biến thiên ta có: $y(x) leq m$, $forall xin [-1,3]$

⇒ Max[y(x)] = $2 leq m ⇒ m geq 2$

$x in [-1,3]$

Kết luận: Với $m geq 2$ thì hàm số sẽ đồng biến trên khoảng [-1;3]

>> Tham khảo thêm:

  • Cách xét tính đơn điệu của hàm số chứa căn và bài tập
  • Cách xét tính đơn điệu của hàm số lượng giác và bài tập trắc nghiệm

Trên đây là toàn bộ lý thuyết và cách xét tính đơn điệu của hàm số thường gặp. Tuy nhiên nếu bạn muốn đạt kết quả thì hãy làm thêm nhiều dạng bài khác nữa. Bạn có thể truy cập Vuihoc.vn và đăng ký tài khoản để ôn đề luyện tập! Chúc bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới.

>> Xem thêm:

  • Tổng ôn tập hàm số mũ từ A đến Z
  • Tổng ôn tập hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số mũ logarit
  • Hàm số mũ và logarit – Đầy đủ lý thuyết và bài tập

Related Posts