Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút chì (Dàn ý + 8 mẫu) Thuyết minh bút chì ngắn gọn

TOP 8 mô tả về cây bút chì SIÊU HAY, kèm theo chi tiết dàn ý. Thông qua đó, sẽ giúp các bạn học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, công dụng của cây bút chì để viết bài mô tả về cây bút chì thật hay.

Đối với các bạn học sinh, bút chì, bút bi, thước kẻ, sách vở là những dụng cụ học tập không thể thiếu. Để mô tả về cây bút chì thêm sinh động, các bạn cũng nên sử dụng thêm các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Dàn ý mô tả về cây bút chì

1. Mở bài

Giới thiệu cây bút chì: Một đồ vật nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

  • Những thế kỉ trước, chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay.
  • Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kỹ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường.
  • Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó, đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

b. Cấu tạo

  • Chiếc bút chì dài có một cánh tay, hình dáng dài, nhỏ gọn.
  • Ruột bên trong là khúc chì dài được bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phẳng hơn, gỗ tốt, khó gãy.
  • Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn.
  • Ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn như hình tam giác.
  • Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ.

c. Công dụng, ý nghĩa

  • Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ.
  • Từ những trang vở đầu tiên, những dòng viết, nét bút nguệch ngoạc cũng để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy.
  • Chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để có được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng.
  • Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được.
  • Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có nhiều công dụng và có ích.
  • Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua.
  • Hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em.
  • Chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn.

3. Kết bài

Chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành rẻ.

Mô tả cây bút chì ngắn gọn

“Muốn đậm thì mút
Muốn dài thì gọt
Cứng quá là hư
Mềm cũng không tốt.”

Theo các bạn, đó là đồ vật gì? Đồ vật này vô cùng quen thuộc với chúng ta, đó chính là những chiếc bút chì. Tôi cũng sắm cho mình nhiều chiếc bút chì sắc màu. Nhưng tôi lại thích chiếc bút chì kim hơn cả.

Chiếc bút chì nho nhỏ, chừng bằng đốt ngón tay. Nó dài khoảng 15 cm. Chiếc bút chì kim được khoác “một bộ váy” màu xanh bằng nhựa. Trên đỉnh, người ta gắn một viên ngọc trai tròn màu hồng. Bên trong viên ngọc trai lại có một cái tẩy nhỏ. Mỗi khi cần tẩy, em chỉ cần đổi đầu chì là có thể tẩy được.

Viên ngọc trai còn có một nhiệm vụ đặc biệt, nó chính là cánh cửa để mở cho ruột chì đi vào trong. Muốn đẩy ngòi chì, em chỉ cần ấn nhẹ viên ngọc, ngòi chì sẽ tức khắc làm công việc của mình. Thân bút hình trụ tròn, giữa thân được khắc dòng chữ “Deli” tròn trịa, mềm mại. Phần đặt tay cầm bút được khắc những vòng tròn nối tiếp nhau như những chiếc vòng. Những chiếc vòng nhỏ xíu này giúp tôi cầm bút được chắc chắn hơn.

Mỗi khi cần làm công việc của mình, bút chì kim của tôi lại ăn món ăn quen thuộc: ngòi chì. Khác với những chiếc bút chì “muốn dài thì gọt”, bạn chì kim của tôi chỉ cần đưa ngòi vào là có thể viết được những dòng chữ ngay ngắn. Tôi thích bút chì kim hơn cả chắc cũng vì lí do này.

Ngày nào cũng vậy, chiếc bút chì kim ngoan ngoãn nằm trong hộp bút để theo tôi tới trường. Nó vừa giúp tôi viết bài, vừa cùng tôi vẽ rất nhiều bức tranh đẹp đẽ. Tôi thích chiếc bút chì kim này biết bao!

Mô tả cây bút chì – Mẫu 1

Thời học sinh gắn liền với nhiều kỷ niệm và những dụng cụ khác nhau. Những dụng cụ đó tưởng chừng vô cùng nhỏ bé, đơn sơ nhưng chính chúng đã đóng góp một phần quan trọng làm nên những thành công to lớn của chúng ta sau này. Một trong những dụng cụ đó mà ai cũng biết, cũng đã từng sử dụng trong thời học sinh chính là cây bút chì.

Từ thời La Mã cổ đại, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus. Đó được coi là tiền thân của chiếc bút chì hiện nay. Đến năm 1564, than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng tại Borrowdale, Anh. Từ đó về sau, người ta đã nghiên cứu và sản xuất lần đầu tiên tại Nürnberg, nước Đức năm 1662. Từ đó đến nay, trải qua vài trăm năm, chiếc bút chì đã được cải tiến rất nhiều và trở nên đa dạng, tiện lợi, giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.

Chiếc bút dài cỡ một gang tay và bằng cỡ ngón út của người lớn. Nó có hình dáng trụ cỡ dài, nhỏ gọn bao gồm hai đầu: một đầu là ngòi chì được gọt nhọn để viết nét chữ trên giấy; đầu còn lại có gắn một cục tẩy nhỏ dùng để xóa những nét chữ viết sai. Cấu tạo của chiếc bút gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột. Phần vỏ được làm bằng nhựa hoặc gỗ tùy từng loại bút. Ngoài thân bút có in rất nhiều họa tiết bắt mắt khác nhau để người sử dụng có nhiều sự lựa chọn tùy vào sở thích. Phần ruột là một khúc chì dài nằm gọn trong phần vỏ. Trước đây, phần ruột này là một khúc chì liền mảnh thuôn dài, mỗi khi viết mòn đầu chì, người dùng phải dùng dụng cụ gọt bút chì để gọt phần đầu chì đó cho nhọn để tiện viết. Sau này, con người đã cải tiến chiếc bút, người ta gọt nhọn sẵn những khúc chì nhỏ và nối nó với nhau thành một chiếc ruột dài, mỗi khi viết mòn đầu chì này, người ta chỉ việc đổi sang đầu chì khác. Những năm gần đây người ta còn phát minh ra loại bút chì kim; loại bút chì này có vỏ bên ngoài làm bằng nhựa, bên trong được cấu tạo, lắp ráp bởi thanh kim loại nhỏ có chức năng giữ cho ngòi chì không dịch chuyển để khi viết nét chữ được đẹp. Bên cạnh đó, người ta còn có hẳn một ngòi chì với những ngòi chỉ nhỏ bằng cái kim và dài để người dùng tiện sử dụng mỗi lần hết ngòi mà không phải bỏ đi chiếc bút.

Chiếc bút chì gắn bó với mọi thế hệ học sinh từ những nét chữ đầu tiên. Từ hồi mẫu giáo, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ những nét nguệch ngoạc đầu tiên rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Từ những trang vở, những dòng viết, nét chữ ấy cũng để lại cho chúng ta nhiều kỉ niệm quý giá. Khi nét chữ chúng ta cứng cáp hơn, ta chuyển sang dùng bút mực thì bút chì lui về làm người bạn trong những giờ học vẽ

Related Posts