Nghị luận về lòng nhân hậu: Dàn ý & văn mẫu chọn lọc

✔ Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận về lòng nhân hậu. Giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo. Qua đề bài này, mong rằng các em học sinh sẽ hiểu hơn về lòng nhân hậu và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

Dàn ý nghị luận về lòng nhân hậu

Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài nghị luận về lòng nhân hậu. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.

Dàn bài nghị luận về lòng nhân hậu – Mẫu 1

Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
  • Lòng nhân hậu là một trong những phẩm chất cao quý của mỗi con người.

Thân bài

  • Giải thích “lòng nhân hậu” là gì: lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu với những người xung quanh
  • Biểu hiện của lòng nhân hậu: biết giúp đỡ, đồng cảm với những người gặp hoàn cảnh khó khăn bằng những điều nhỏ nhặt thì cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn
  • Nếu không có lòng nhân hậu: Con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại và phát triển
  • Quan điểm bản thân: dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao yêu thương, lòng nhân hậu của mình lan tới mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của lòng nhân hậu cần gìn giữ và phát davranış truyền thống tốt đẹp của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc.

Dàn bài nghị luận về lòng nhân hậu – Mẫu 2

Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề, dẫn dắt lòng nhân hậu.

Thân bài

#1. Giải thích
  • Là tình yêu thương con người.
  • Giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, vất vả của người khác.
  • Là một đức tính cần có, không đòi hỏi đền đáp.
  • Cảm thương xót xa, vị tha cho những lỗi lầm của người khác.
#2. Biểu hiện
  • Sự khoan dung, đùm bọc đồng loại, đồng bào dân tộc.
  • Khoan dung, tha thứ cho kẻ thù xâm lược.
  • Từ những hành động lời nói nhỏ bé, đơn giản, câu nói ấm áp, cái ôm thật chặt, nụ cười thật tươi, vòng tay ấm áp, giúp đỡ người gặp khó khăn, không cần to tát lớn lao chỉ cần có tấm lòng.
  • Cần phải có lòng nhân hậu vì: còn có nhiều mảnh đời bất hạnh, kém may mắn, cần đến sự san sẽ, đùm bọc yêu thương của mọi người.

Dẫn chứng: Ca sĩ Thủy Tiên có tấm lòng rất nhân hậu đối với người dân miền Trung khi bị bão lũ, lòng nhân hậu trong mùa dịch Covid của các nhà hảo tâm, các y bác sĩ, chiến sĩ…

#3. Vai trò, ý nghĩa
  • Là sợi chỉ đỏ kết nối, kéo mọi người gần gũi với nhau.
  • Tạo ra sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi nghịch cảnh, cái ác cái xấu.
  • Giúp nhiều người lạc lối về con đường lương thiện.
  • Tâm hồn trở nên vui vẻ, bình yên, được mọi người biết ơn quý trọng.
  • Xã hội văn minh, lành mạnh, hạn chế tiêu cực tệ nạn xấu.
#4. Bình luận
  • Những người lợi dụng lòng tốt để trục lợi cá nhân, đánh bóng tên tuổi của mình.
  • Những người sống dửng dưng, vô cảm, chỉ biết nghĩ cho mình, không quan tâm đến mọi người.
  • Ích kỷ, hẹp hòi, không muốn cho đi nhiều thứ.
#5. Bài học cá nhân về lòng nhân hậu
  • Nên dung hòa cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
  • Lòng nhân hậu cho đi đúng chỗ, đúng cách, đúng người, không bị kẻ gian lợi dụng.
  • Biết tôn vin, rèn luyện, học hỏi, lan tỏa những tấm lòng hảo tâm, thiện nguyện sống có ích cho cộng đồng.
Kết bài
  • Khẳng định lại vấn đề, biết cách nuôi dưỡng tấm lòng nhân hậu.

Văn mẫu nghị luận về lòng nhân hậu

Nghị luận về lòng nhân hậu – Mẫu 1

Lòng nhân hậu không phải là điều quá xa xôi với cuộc sống của chúng ta. Lòng nhân hậu tồn tại mật thiết và gắn bó với cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Trong xã hội nhiều tấm lòng yêu thương, chia sẽ luôn quan tâm giúp đỡ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Lòng nhân hậu được xem là giá trị văn hóa lớn của dân tộc ta, làm nên đức hạnh của mỗi con người tạo nên một nét đẹp văn hóa độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống của con người Việt Nam. Nếu được so sánh với nét đẹp văn hóa với các quốc gia khác trên thế giới thì lòng nhân hậu là giá trị văn hóa đáng để tự hào của dân tộc ta.

Lòng nhân hậu là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm về lòng nhân hậu để hiểu rõ hơn và tấm lòng cao quý này tại sao lại được xem là một nét đẹp văn hóa của dân ta, truyền thống quý báu mà cha ông ta gìn giữ bao đời nay. Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn sẻ chia đồng cảm với những người gặp hoạn nạn, gặp khó khăn. Người có tấm lòng nhân hậu họ sẽ sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm, họ sẽ rộng lượng tha thứ và cho cơ hội để sửa lỗi lầm mà mình gây ra. Chúng ta nên biết khi trao đi yêu thương là họ thấy bản thân được thanh thản và yên lòng và tự thấy mình làm được một việc có ích và lấy đó làm niềm vui, động lực trong cuộc sống. Những tấm lòng nhân hậu để có thể lan tỏa yêu thương, cùng nhau san sẻ những khổ đau của người khác giúp họ vượt qua những nghịch cảnh của cuộc đời đề có thể tìm lấy cho mình cuộc sống tươi đẹp hơn. Chỉ cần những cử chỉ, hành động nhỏ chẳng hạn như cứu trợ những người có hoàn cảnh khó khăn vô gia cư không có thu nhập trong đợt dịch covid 19, phát cơm từ thiện, phát gạo cho những người dân đang bị phong tỏa không thể đi ra ngoài được.

Lâu nay, có lẽ chúng ta đã không còn quá xa lạ với những hành động, cử chỉ thờ ơ, vô cảm của không ít người trước những nổi đau, mất mát hoặc trước những sự việc không may mắn của những người xung quanh. Trong xã hội tồn tại những cá nhân thản nhiên, lạnh lùng vô cảm, máu lạnh khi chứng kiến vụ tại nạn nhưng vì sợ liên lụy, sợ phiền hà, mang rắc rối vào thân nên đã lờ đi không quan tâm bỏ mặc người bị thương tại hiện trường tai nạn. Những hành động đó là sự thờ ơ vô cảm đúng như câu nói “Sống chết mặc bay”. Nếu như họ chỉ dừng lại xem tình hình người bị tai nạn như thế nào gọi cấp cứu và đưa đi bệnh viện kịp thời thì có thể cứu được một mạng người rồi, nhưng họ đã bỏ mặc nạn nhân và chính sự vô cảm đó tưởng như không gây hại gì. Nhưng thực ra ranh giới của sự sống và cái chết trong những trường hợp như vậy xác suất rất cao. Chỉ cần trễ vài giây thôi cũng đã nguy hiểm đến tính mạng con người rồi, đưa đi cấp cứu kịp thời có thể cứu sống cả một mạng người. Những trường hợp như vậy rất cần những người có tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ người không may mắn, gặp hoạn nạn. Qua đó nhắn nhủ chúng ta rằng đừng sống theo bản năng tồn tại và sẽ biện minh theo lý trí, không đoái hoài gì đến tiếng nói trắc ẩn của trái tim trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người đang phải tự mình gắng gượng cố vượt qua những khổ đau, nghịch cảnh của cuộc đời. Những người sống vô cảm đi qua không có hành động can thiệp, hỗ trợ, cứu giúp người bị tai nạn, bị cướp tấn công, đánh nhau, gây thương tích cần được lên án và phê phán và bài trừ.

Bên cạnh những hiện tượng vô cảm, thờ ơ, dửng dưng với sự khó khăn, hoạn nạn của những người kém may mắn thì xã hội chúng ta vẫn còn có nhiều người không chỉ sống cho mình, mà còn biết sống cho nhiều người khác với tấm lòng rộng lượng, giàu tình yêu thương. Họ mang sẵn trong lòng tính nhân văn, lòng nhân hậu, sự vị tha cao cả, sẵn sàng thông cảm sẻ chia, giúp đỡ cưu mang những người có mảnh đời bất hạnh, kém may mắn.

Những biểu hiện về tấm lòng nhân hậu trong thời gian gần đây mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết và tỏ lòng ngưỡng mộ về tình yêu thương rộng lớn, tấm lòng tương thân tương ái to lớn của dân tộc ta. Điển hình cụ thể ở xã hội thực tại vừa qua nước ta phải gánh chịu thiệt hại nặng nề của thiên tai, bão lũ mang lại, đó là trận lũ lụt lịch sử ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào các tỉnh miền Trung tháng 10 năm 2021, hàng nghìn hộ dân ngập trong biển nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như kinh tế của người dân. Nhân dân miền Trung phải gồng mình hứng chịu biết bao mất mát, đau thương ấy. Không ai hiểu chỉ chính họ nằm trong hoàn cảnh đó mới biết được, thấm được nỗi đau mà chính họ đã trải qua mà thôi. Để đồng hành, gánh vác những tổn thương mà thiên nhiên gây ra trên những vùng đất nghèo miền Trung thì nhiều tổ chức, quỹ từ thiện và toàn đồng bào dân tộc cả nước ta đã tiếp tế lương thực, động viên tình thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống. Lúc đó cả nước đồng lòng quyên góp đồng bào lũ lụt để khắc phục hậu quả thiên tai, cả tình yêu thương đều hướng về mảnh đất miền Trung thân yêu cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Trong cơn thiên tai nguy khó, họ đã thực hiện đúng như câu ca dao ngàn đời “lá lành đùm lá rách” là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Hay trong đại dịch COVID-19, rất nhiều người trong chúng ta đã không quản ngại sự nguy hiểm dịch bệnh cho chính bản thân mình, dũng cảm hy sinh, đi đầu trong trận tuyến phòng chống dịch, góp phần tạo nên những kỳ tích trong việc ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm là môi đe dọa hủy hoại nhân loại trên toàn thế giới, dịch bệnh này đang hoành hành ảnh hưởng đến đền kinh tế của rất nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Và gần đây nhất, ví dụ như tấm gương lái xe Nguyễn Ngọc Mạnh đã mưu trí, dũng cảm cứu cháu bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 tại chung cư 60B Nguyễn Davranış Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong ngày 28 tháng 2 năm 2021. Trước sự nguy hiểm sắp xảy ra với cháu bé, anh không nghĩ đến sự an toàn cho bản thân, mà đã chọn cách hành động cứu bằng được cháu bé, dù mình có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Sự việc đã cho chúng ta cảm nhận rất rõ: Dù chỉ là một người lao động bình thường, nhưng Nguyễn Ngọc Mạnh có một cách sống đầy nhân văn, một trái tim nhân hậu, một tâm hồn và một nhân cách thật cao đẹp.

Việc làm, hành động của Nguyễn Ngọc Mạnh một lần nữa đang lan tỏa, khơi dậy truyền thống, nghĩa cử tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, như những câu ca dao, tục ngữ ngàn đời ông cha ta để lại: “Thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”,… kêu gọi chúng ta hãy biết sống vì mọi người, vì tập thể hãy có một trái tim nhân hậu, biết yêu thương và hy sinh vì đồng loại, để xã hội ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn như nội dung thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lời khen ngợi và biểu dương hành động dũng cảm, tinh thần trách nhiệm của em Nguyễn Ngọc Mạnh. Tất cả những suy nghĩ, hành động ích kỷ, thờ ơ vô cảm, máu lạnh là sự biểu hiện lối sống đi ngược lại với đạo lý, phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam. Hãy nhớ rằng truyền thống tương thân tương ái, tấm lòng nhân hậu của dân tộc ta là thước đo nhân cách, đức hạnh của mỗi người. Chính vì vậy, mỗi người hãy đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, sẽ chia cùng nhau để thể làm nổi bật lên vẻ đẹp tấm lòng nhân hậu các bạn nhé!

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay rất nhiều người chỉ biết nhận mà không biết cho đi tình yêu thương. Hoặc cho đi để toan tính trục lợi cho bản thân mình. Sống bàng quan với cuộc sống, vô cảm với mọi người xung quanh, thờ ơ với nỗi đau, mất mát của người khác. Những người đó đang tự bó buộc bản thân, tách biệt riêng mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ cần có những thay đổi trong chính nhận thức từ trong tâm hồn của mình để hòa nhập hơn với cộng đồng và xã hội. Mỗi cá nhân tự ý thức về suy nghĩ hành động và luôn nêu cao tinh thần tự giác rèn luyện, tràu dồi đạo đức, nhân cách hướng tới lỗi sống tốt đẹp hơn. Luôn yêu thương, san sẽ đồng cảm với những số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống. Chúng ta ca ngợi, tuyên dương và học hỏi những tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, tương thân tương ái để tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Cái ác dần sẽ mất đi chỉ còn lại những tấm lòng lương thiện đầy tình nhân ái.

Tôn vinh những hành động cao đẹp là nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm thiêng liêng của chúng ta. Tôn vinh dù chỉ là những lời động viên, ghi nhận, chủ yếu mang ý nghĩa giá trị về mặt tinh thần nhưng nếu được tiến hành chu đáo, trân trọng sẽ có tác dụng vô cùng lớn lao. Tôn vinh không chỉ đơn thuần vì cá nhân những người ủng hộ mà thông qua các kênh thông tin đại chúng sẽ trở thành nguồn động viên, khích lệ lớn lao đối với các cá nhân, tập thể và cả cộng đồng cùng chung tay, góp sức xây dựng quê hương.

Người ta có câu “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi thiếu tình yêu thương”. Đúng vậy tình yêu thương ở đây là tấm lòng nhân hậu được xem là thước đo đạo đức, tạo nên đức hạnh, phẩm chất tốt đẹp cho mỗi người. Ông cha ta đã cất công gìn giữ truyền thống tươi đẹp đó, thì thế hệ trẻ ngày nay phải quyết tâm chăm chỉ hoc tập thật giỏi, rèn luyện tốt để trở thành những con người có ích cho xã hội nhằm góp phần xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp hơn. Tuổi trẻ hôm nay trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn không quên nâng cao tình yêu thương rộng lớn, tấm lòng nhân hậu của mình, đồng thời lan tỏa phẩm chất cao quý của mình đến với mọi người xung quanh, nhằm tạo một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc tràn ngập tình yêu thương góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, tiến bộ.

Nguồn: VerbaLearn.com

Nghị luận về lòng nhân hậu – Mẫu 2

Chúng ta sống với nhau bằng sự quan tâm, chia sẻ và tình yêu thương. Chính những điều đó làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa, thiết thực hơn. Lòng nhân hậu chính là tình yêu thương con người, một trong những phẩm chất cao quý và là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Vậy lòng nhân hậu là gì?

Lòng nhân hậu chính là lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu với những người xung quanh. Họ luôn sẵn sàng tha thứ, rộng lượng tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Vì thế các mối quan hệ gia đình và xã hội của họ luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Xung quanh chúng ta luôn có những người cần sự quan tâm, giúp đỡ trước những bất hạnh và khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy, giữa con người với con người sống với nhau luôn cần những tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau. Đó có thể là một hành động rất nhỏ như là tìm một chú mèo lạc, cho người ăn xin một bữa cơm no hay là giúp đỡ những người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn. Người có lòng nhân hậu luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ mà không hề tính toán được mất, giúp đỡ người khác bằng cả trái tim và tình yêu thương. Những hành động nhỏ đó tạo nên một lối sống đẹp, một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống của chúng ta luôn cần có những tấm lòng nhân hậu, những hành động đẹp để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Không ở đâu xa, ngay trong chính gia đình mình, mỗi thành viên đều yêu thương, quan tâm, chia sẻ và chăm sóc lẫn nhau thì dù cho mọi khó khăn chỉ cần có sức mạnh to lớn của tình yêu thương từ gia đình thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua và sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau.

Chính lòng nhân hậu, tình thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người là sợi dây cố kết cộng đồng, trở thành sức mạnh Việt, tinh thần Việt. Sự nhân hậu của dân tộc Việt Nam ta không chỉ gói gọn trong “một giàn” hay “cả tàu” mà “thương người như thể thương thân”. Sẵn lòng chung niềm vui, sớt chia đau thương trong đồng tộc, đồng bào nhưng cũng không lăn tăn khi cần khoan thứ lỗi lầm, kể cả với những người từng là kẻ thù. Lòng nhân hậu của người Việt Nam có thể nói là chí nhân, khiến cho giặc ngoại xâm dù thua cũng phải ngưỡng mộ. Để thoát khỏi ác mộng và sang chấn tâm lý, rất nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam. Trở lại mảnh đất đầy bom đạn và đớn đau khi xưa mà chính họ là những kẻ đi gieo rắc tội ác, để gột rửa tâm hồn, tìm ý nghĩa sống tiếp. Richard Parker – một cựu binh Mỹ – từng chia sẻ cách duy nhất để ông “gột rửa” được chính mình là trở lại Việt Nam. Ở đây ông tìm thấy sự yên bình, tôn trọng. “Lấy chí nhân để thay cường bạo”, “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, chính lòng nhân hậu, khoan thứ của người dân Việt Nam đã hàn gắn cho bao đau thương, mất mát với tình yêu thương to lớn. Ông cha ta có câu: “Lá lành đùm lá rách”, đó là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay mà dân tộc ta vẫn luôn giữ gìn và phát davranış. Tinh thần đoàn kết, sẻ chia mọi khó khăn dù trong hoàn cảnh nào thì chỉ cần chúng ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia cùng nhau thì tất cả đều sẽ vượt qua. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thật vậy, con người chúng ta sống với nhau không phải chỉ là sống cuộc đời của mình mà còn sống vì người khác, phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, chỉ cần yêu thương nhau một chút thì cuộc sống cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, lòng nhân hậu chính là không phân biệt màu da, dân tộc, ngôn ngữ hay là giàu nghèo mà nó tạo điều kiện gắn kết chúng ta xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Khi chúng ta gặp khó khăn, vấp ngã, mắc những sai lầm hay thậm chí là thất bại, chính lúc đó điều chúng ta cần nhất là một người có thể ở bên chia sẻ, đồng cảm, tâm sự, lắng nghe và sẽ thấu hiểu, giúp đỡ để chúng ta có thể đứng dậy vượt qua mọi khó khăn. Nếu không có tình yêu thương, sự đồng cảm và chia sẻ đó có lẽ chúng ta sẽ mãi chìm sâu dưới thất bại, tuyệt vọng, không thể đứng lên làm lại, cảm giác bị cô lập, đơn độc không có ai có thể hiểu mình và cũng không còn cố gắng vượt qua nó. Nếu như bạn đã cố gắng học tập và làm bài hết khả năng của mình trong bài kiểm tra nhưng kết quả lại không được như mong đợi thì liệu bạn có buồn không, có thất vọng không? Lúc đó chỉ cần được nghe một lời an ủi, động viên từ bạn bè, gia đình thôi thì tinh thần sẽ thoải mái, phấn chấn hơn, sẵn sàng lấy lại tinh thần, năng lượng để có thể cố gắng làm những bài sau một cách tốt hơn. Tấm lòng nhân hậu được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học điển hình như trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, tấm lòng nhân hậu mà cụ già Bơ-men dành cho Giôn-xi khi cô đang bị bệnh. Cô đã nghĩ mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng kia rơi xuống nhưng vào cái đêm mưa tuyết ấy, cụ già Bơ-men đã vẽ chiếc lá thường xuân lên bức tường. Và khi Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá ấy, cô ấy đã có nghị lực để vượt qua căn bệnh và cuối cùng cô đã khỏi bệnh. Tấm lòng nhân hậu của cụ như hồi sinh lại cô nhưng thật không may sau đó là cụ đã qua đời. Hay là chàng trai tên Nguyễn Ngọc Kí không may mắn khi mới sinh ra đã không có một cơ thể hoàn thiện về thể xác, với sự đồng cảm và chia sẻ của gia đình, bạn bè và xã hội, đã giúp cho Kí vực dậy vượt qua khó khăn, trở thành người có ích cho xã hội,… Và trong xã hội hiện nay cũng có rất nhiều hoạt động tình thương và những chương trình vì người nghèo như Lục lạc vàng, Vượt lên chính mình,… đã giúp cho bao mảnh đời cơ cực, khó khăn có thể vượt lên số phận, cải thiện cuộc sống. Hàng triệu căn nhà tình nghĩa suốt mấy chục năm qua đã ủ ấm bao cuộc đời từng mất mát, hy sinh. Sự đùm bọc sẻ chia từ vật chất đến tinh thần cho những người còn nhiều khốn khó để nương tựa nhau bước tiếp, để lá rách lại lành luôn thường trực trong đời thường.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no – khi mà ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã len lỏi vào từng nhà, thì dù một suất ăn miễn phí hay một túi gạo… cũng đủ ấm lòng những người khốn khó. Đã có những tấm lòng nhân hậu trong xã hội đã chung tay thể hiện thiện tâm bằng những hành động cụ thể, thiết thực dù là những hành động nhỏ như: Phát suất ăn miễn phí, phát gạo, lạc, trứng, xúc xích… Đó là còn chưa kể những thiết bị bảo hộ thiết yếu mùa dịch như khẩu trang y tế, nước sát khuẩn… cũng đã được trao tận tay những người nghèo. Khi cả đất nước phải gồng mình chống dịch, cây “ATM gạo”, ý tưởng của anh Hoàng Tuấn Anh được rất nhiều người hưởng ứng. Hàng ngàn tấn gạo của người dân góp cho các cây ATM ấy đã phần nào xoa dịu nỗi lo, trấn an lòng người. Biết bao sáng kiến của người dân nảy sinh trong tình hình hết sức đặc thù, đem sự ấm áp tình người san sẻ cho nhau trong những ngày phong tỏa, những khu vực cách ly, thể hiện tinh thần tương thân tương ái vô bờ bến. Có những người lao động mất việc, thậm chí còn không có tiền để ăn đã có thể sống qua ngày nhờ những suất ăn miễn phí, những túi gạo, thực phẩm nhận được từ tay những cá nhân thiện nguyện. Những hình ảnh giọt nước mắt, sự vui mừng và hạnh phúc của những người gặp khó khăn được giúp đỡ chính là động lực cho chúng ta cùng nhau hỗ trợ, chung tay vì một đất nước khoẻ mạnh. Các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vô cùng xúc động khi nhận được những ổ bánh thạch 3D mà chị Trần Thị Phương Nga gửi tặng để tri ân những người ở tuyến đầu chống dịch thật đẹp. Và làm sao có thể không xúc động với hình ảnh những mẹ, những chị hái từng mớ rau, gom từng cân gạo, con gà nuôi được mang đến tặng những cán bộ, chiến sĩ tại những trung tâm cách ly tập trung. Có bà cụ đã gần trăm tuổi vẫn lặn lội vài cây số chỉ để tặng cho các “con bộ đội” mớ rau, cân gạo để các anh có thêm sức khỏe vững vàng nơi tuyến đầu chống đại dịch Covid-19. Tấm lòng của các mẹ, các chị dành cho các anh thật đáng trân trọng. Làm sao có thể kể hết những tấm lòng nhân hậu ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội, để sẻ chia, đùm bọc những đồng bào còn khốn khó. Việc Việt Nam khống chế được đại dịch hung hiểm và những sáng kiến, hành động đầy nhân ái của người Việt Nam khiến thế giới phải nể phục. Rồi cơn bão lũ liên tiếp dội vào núm ruột miền Trung. Nước lụt trắng xóa đất trời. Cơn này chưa qua, mẹ thiên nhiên giận dữ lại nhồi tiếp cơn khác. Núi sạt, đất lở, người chết. Những mái nhà giương chóp cầu cứu trên biển nước mênh mông. Xót xa, đau đớn chính là tâm thái của người dân khắp mọi miền đất nước. Những hình ảnh người dân lăn xả vào vùng lũ lụt để cứu người, cứu đói bất chấp hiểm nguy xuất hiện hằng ngày, hằng giờ trên mạng xã hội. Kẻ góp công, người góp của, cả những người Việt xa xứ cũng hướng về quê hương bằng hành động cụ thể. Thế trận lòng dân ngời ngời ánh sáng nhân hậu trong cuộc chiến chống thiên tai.

Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy chúng ta cố gắng hơn để nỗ lực hoàn thành công việc. Hơn hết, sự đồng cảm và chia sẻ sẽ làm chúng ta xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khi ta gần nhau hơn rồi, khi ta hiểu nhau hơn rồi thì lúc đó chúng ta đã có được một sức mạnh to lớn, cùng nhau đoàn kết tạo nên một sức mạnh vật chất và tinh thần động viên nhau cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xóa tan những hiềm khích, hận thù và cảm hóa được những con người lầm lỗi, hướng họ về với một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dù trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình nhưng chúng ta không nên chỉ trích họ mà hãy dùng lòng yêu thương, sự bao dung để cảm hoá họ, cho họ cảm nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia để họ có thể thấu hiểu và cảm nhận những nỗi đau của người khác mà thay đổi, có thái độ tích cực hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Nhờ có lòng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau mà mọi khó khăn đều có thể cùng nhau vượt qua, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã có thể thực hiện được những điều mà lâu nay họ hằng mong ước… Đồng cảm và chia sẻ như là một chiếc cầu nối mọi người lại với nhau và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn, dân tộc ta ngày càng đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Từ đó cũng tạo cho chúng ta một nếp sống đẹp, làm cho cuộc sống trở nên nhiều màu sắc và có giá trị hơn. Khi chúng ta đồng cảm và chia sẻ với người khác với thái độ chân thành, nhiệt tình và ý thức trách nhiệm, chúng ta sẽ nhận lại được nhiều hơn thế. Đó chính là nụ cười, niềm vui và hạnh phúc mọi người. Chúng ta tuy không giàu về của cải và vật chất nhưng sẽ không bao giờ nghèo về tình người, những mạnh thường quân, nhà hảo tâm và những tổ chức đã ra đời đã kêu gọi mọi người cùng chung tay hỗ trợ cho những con người bất hạnh không may mắn trong cuộc sống này,…

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Tấm lòng nhân hậu luôn là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, phẩm chất ấy luôn được con người và mọi người xung quanh đề cao. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Dù chúng ta là ai đi chăng nữa thì cũng cần có một tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương quý mến người khác bằng cả tấm lòng, không tính toán khi cho đi những điều tốt, biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và làm những điều tốt đẹp cho xã hội. Hãy cùng nhau xây dựng nên một xã hội tốt đẹp ấm áp tình người.

Nguồn: VerbaLearn.com

Nghị luận về lòng nhân hậu – Mẫu 3

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng để lại lời hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi” . Nếu ví cuộc đời là một bản trường ca bất tận thì có lẽ sự sẽ chia, lòng nhân hậu là một nốt trầm xao xuyến, sâu lắng và chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc về cách ứng xử yêu thương của con người trong cuộc sống. Và từ những lời hát quen thuộc trên đã được truyền tải những thông điệp ý nghĩa như thế.

Trên hành trình khám phá miền đất của sự hạnh phúc chắc hẳn là không thể thiếu lòng nhân hậu của con người. “Nhân” là con người, “hậu” là tình yêu thương, nhân hậu là tình yêu thương giữa người với người. Biết giúp đỡ chia sẻ với những khó khăn, vất vả với mọi người bằng cả tấm lòng của mình, không toan tính vị kỉ khi cho đi những điều tốt đẹp, sẵn sàng hy sinh lợi ích của riêng mình. Đó là một thứ tình cảm quý báu, đáng trân trọng được xuất phát từ con tim, từ những hành động mang tính tự nguyện tự chủ, cho đi những gì đang có mà không cần phải đền đáp, trả ơn. Người có tấm lòng nhân hậu dễ cảm thông, xót xa, thổn thức trước những nỗi đau, phẫn nộ trước cái ác, cái xấu và dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Lòng nhân ái, nhân hậu của người dân Việt Nam không phải là điều mới mẻ. Phẩm chất cao quý này là một thuộc tính làm nên bản sắc văn hóa rất đặc trưng của bao thế hệ trên dải đất uốn cong hình chữ S. Từ lúc em bé còn nằm trong nôi đến khi bước chân đến trường, ta đã thấm thía biết bao lời ru, câu hát dân tộc:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Một nắm khi đói bằng một gói khi no”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Lá lành đùm lá rách”…

Để lại cho bao đời sau ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng “đồng bào”, sự đùm bọc, yêu thương đồng loại, bản chất của lòng nhân hậu không có giới hạn, không chỉ gói gọn trong “một giàn”, “cả đàn” mà còn “thương người như thể thương thân”. Sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cùng cộng đồng dân tộc và cũng không lăn tăn khi cần vị tha lỗi lầm, kể cả với những kẻ thù xâm lược, khiến cho chúng dù thua cay đắng cũng phải mang lòng ngưỡng mộ, cảm phục. Những người có tấm lòng này sẽ luôn cho đi sự ấm áp, chân thành của mình mà không đòi lại gì, sẽ gieo trồng tình yêu thương và lan tỏa, cộng hưởng niềm hạnh phúc. Được biểu hiện, xuất phát từ những điều nhỏ bé nhất như hành động, một cử chỉ quan tâm, một lời động viên khuyến khích. Đôi khi chỉ là một câu nói ấm áp, thân thiện dành cho nhau, một cái ôm chặt khi yếu đuối nản lòng, một cử chỉ cao đẹp ra tay tương trợ lúc gặp phải khó khăn, sóng gió… Đừng mặc định lòng nhân hậu phải là một điều gì đó to tát, lớn lao . Một hành vi rất đơn giản, nhỏ nhất đi chăng nữa đôi khi có thể làm bạn vui cả ngày và mang lại những năng lượng tích cực cho ai đó. Cái cốt lõi của nó là ở tâm mỗi người, không cưỡng cầu, không vụ lợi, ép buộc. Nếu trước khi cho đi mà bạn lại chần chừ, băn khoăn sẽ nhận lại được gì, có gì thì đó là sự vị kỷ, đánh giá, trao đổi mang tính lợi ích cá nhân.

Nhà văn Mỹ Helen Keller đã từng tâm sự: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn một người không có chân để đi giày”. Trong cuộc sống có người sinh ra là đã được hưởng đầy đủ mọi ưu ái về vật chất và tinh thần nhưng cũng có những người bất hạnh mất đi một phần sự ưu ái đó, họ là những mảnh đời thiếu may mắn, phải đối đầu với bao mất mát, đau thương, họ rất cần đến hơi ấm san sẻ của chúng ta để có thể có nghị lực, niềm tin, sức mạnh vươn lên mọi nghịch cảnh. Vì tấm lòng yêu thương thơm thảo luôn hiện hữu bên trong mỗi con người cho dù ở bất kỳ thời đại nào, tình cảm thấu hiểu, đồng cảm, cưu mang đó có thể là được vun đắp, xây dựng, trào dâng khi ta bắt gặp một số phận thiếu thốn, thậm chí là người xa lạ không quen biết. Nó sẽ có sức mạnh dập tắt mọi khó khăn, bất hạnh, cho đi rồi sẽ nhận được lại, hạnh phúc sẽ được nhân đôi nếu như ta biết sẻ chia, đồng cảm chính dòng nước mát lành của lòng nhân hậu sẽ vun tưới cho cây đời được xanh tươi mãi mãi.

“Sống là cho đi đâu chỉ nhận lại cho riêng mình” cuộc sống này là một quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắt xích quan trọng trong vòng liên kết tuần hoàn ấy. Cô tiên giữa đời thực Ca sĩ Thủy Tiên luôn được biết đến là một người nghệ sĩ có tấm lòng hảo tâm, nhân hậu. Cô đã không ngại khó khăn ngại gian khổ sẵn sàng vì tinh thần thiện nguyện cao cả mà đi đến những mảnh đất bà con đang gặp khó khăn, bão lũ triền miên để quyên góp, ủng hộ, của ít lòng nhiều càng kêu gọi mọi người xung quanh để góp sức giúp đỡ người dân. Đặc biệt là khi đại dịch Covid ghé thăm đó cũng là phép thử dành cho lòng nhân ái, đó là những siêu thị 0 đồng, khách sạn, resort gia đình xin nghỉ hoạt động để làm nơi cách ly, hàng trăm thiên thần áo trắng về hưu đã tự nguyện đăng ký hỗ trợ tham gia chống dịch, hàng nghìn suất ăn, khẩu trang, lương thực, gạo miễn phí được phát đi mỗi ngày với khẩu hiệu “ai cần cứ đến lấy”. Việt Nam không phải là một trong số những quốc gia phát triển nhất thế giới nhưng chắc chắn Việt Nam là một trong số những quốc gia có lòng nhân hậu nhất. Đó là lời bình luận của một độc giả nước ngoài về những mô hình cây ATM, giúp hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng ở nước ta. Hơn hết, dù trong chiến tranh hay hòa bình, dù trong thiên tai hay dịch bệnh thì tinh thần tương thân tương ái của dân tộc vẫn luôn được duy trì và phát davranış mãi mãi về sau.

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau”

Đang có rất nhiều người, nhiều nơi chờ đợi, cần đến những ánh mắt trìu mến, nụ cười thân thiện, sự quan tâm giúp đỡ. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người, hãy biết cho đi những điều tốt đẹp rồi một ngày nào đó bạn sẽ nhận lại những hạnh phúc, thành quả ngọt ngào mà mình đã gieo trồng. Cho dù là những nơi lạnh lẽo, hiu quạnh nhất nhưng chỉ cần có lòng nhân ái, nhân hậu cũng sẽ đủ sức xua tan mọi tối tăm, bi quan. Hơn nữa, sự yêu thương nhân hậu còn như một sợi chỉ đỏ kết nối con người lại với nhau, là lực hấp dẫn kéo mọi người xích lại gần hơn để tạo ra sức mạnh tổng hợp, thống nhất chiến thắng cái ác, cái xấu, kẻ thù, sự ích kỷ cá nhân. Giúp ta biết quan tâm, đùm bọc những người khác, biết rung động, đồng cảm trước những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương, giúp đỡ những người lầm đường lạc lối có thể quay trở về con đường lương thiện. Lòng nhân hậu còn là một loại trang điểm cho tâm hồn thêm đẹp đẽ, bình yên trong lòng, biết yêu quý, tôn trọng, rèn luyện nhân phẩm. Là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, ý nghĩa, trở thành nguồn năng lượng góp phần tạo ra một xã hội lành mạnh, văn minh, hạn chế những điều tiêu cực, bài trừ gạt bỏ những cái xấu xa, tệ nạn.

“Nơi lạnh nhất không phải ở Bắc Cực mà là nơi thiếu tình yêu thương”. Trong cuộc sống hiện đại, phát triển như ngày nay, không thể phủ nhận có rất nhiều những người đang khoác lên mình tấm áo của lòng tốt, lòng nhân ái nhằm trục lợi cho bản thân, đôi khi khiến cho những người có tấm lòng nhân hậu đúng nghĩa bị hoài nghi, sợ hãi. Một bộ phận cá nhân dửng dưng, vô cảm trước những nỗi đau của đồng loại, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không biết lo nghĩ cho người khác, chỉ muốn nhận được nhiều hơn những gì mình đã cho đi. Hoặc sống gian dối, lợi dụng sự giúp đỡ, lòng tin của mọi người, đi ngược lại với truyền thống quý báu của dân tộc. Khi thiếu đi sự yêu thương, chia sẽ, họ chỉ còn giữ lại cho riêng mình sự ích kỉ, hẹp hòi, nhỏ nhen cùng tâm hồn đáng trách, phê phán. Bản chất của lòng nhân hậu chính là lòng tốt đó chính là những giá trị không thể thiếu của một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta không cần phải quá cân nhắc, để ý những gì mình đã cho đi nhưng ta nên nhớ ơn, ghi tâm những gì đã nhận được. Thật là đáng quý những người đã cho đi mà không đòi hỏi và những người nhận lại mà không hề quên. Tấm lòng nhân hậu là một phẩm chất đạo đức cần thiết của mỗi con người. Tuy nhiên, nếu lòng tốt không đúng chỗ sẽ chẳng được cảm ơn mà còn giúp thỏa mãn lòng tham, mưu đồ toan tính của kẻ xấu. Nên biết dung hòa cân bằng giữa lợi ích cá nhân với cộng đồng, cho đi yêu thương đúng cách, đúng người , đúng thời điểm. Có như vậy, ta mới tìm thấy được những hạnh phúc đích thực trong cuộc sống đời thường. Cho dù là những hành động, lời nói nhỏ nhất nhưng không bao giờ là lãng phí, sẵn sàng sống cho đi để nhận lại được nhiều giá trị ý nghĩa hơn. “Bàn tay cho đi hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Đồng thời biết tôn vinh, lan tỏa những tấm gương tốt, việc làm tốt, cống hiến, giúp đỡ cho cộng đồng xã hội.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Giữa dòng đời hối hả và xô bồ này ta chợt sống chậm lại trong thoáng chốc để lắng lòng mình, thả tâm hồn vào những câu hát ngâm nga đó để biết sống nhân ái, giàu lòng yêu thương con người. Vô tư, trong sáng vượt lên trên những toan tính đời thường, nhẹ nhàng như làn gió cuốn đi, thật cao, thật xa, làm tươi mát thêm cho cuộc đời.

Nguồn: VerbaLearn.com

Related Posts